Nguyên nhân và cách xử lý khi motor điện 3 pha không chạy

ứng dụng động cơ điện không đồng bộ

Motor điện 3 pha không chạy – Với nhu cầu sử dụng ngày một nhiều hơn của motor điện 3 pha thì việc motor điện 3 pha vì sao làm cho nó không chạy cũng là một vấn đề được quan tâm rất nhiều.Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những lí do cũng như cách để bạn kiểm tra motor điện 3 pha của mình nhé!

Khái niệm motor điện 3 pha là gì?

Motor điện 3 pha chân đế

Đây là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì giá thành tương đối rẻ và bền cũng như việc sửa chữa hay bảo dưỡng của những thiết bị này tương đối dễ dàng. Motor điện 3 pha là bộ phận tạo động lực cơ học để giúp cho máy móc, dây chuyền và thiết bị hoạt động được. Nếu motor điện 3 pha không hoạt động hay làm việc trong môi trường thuận lợi, thì dễ bị cháy, nổ đồng thời tuổi thọ của động cơ cũng sẽ giảm đi.

Cấu tạo và nguyên lý vận hành của motor điện 3 pha

Motor điện 3 pha (động cơ điện 3 pha) là động cơ điện xoay chiều dựa vào sơ đồ nối điện. Với cấu tạo gồm có 2 bộ phận chính:

+ Thứ nhất là Stator (gồm 3 cuộn dây giống nhau được đặt ở 3 vị trí nằm trên vòng tròn đặt lệch nhau một góc 120 độ) để tạo nên từ trường quay

+ Thứ hai là Rotor:  Đây là khung dây dẫn quay dưới tác dụng của từ trường quay. Để tăng hiệu quả, thường người ta sẽ ghép nhiều thanh kim loại lại thành một cái lồng hình trụ, mặt bên với nhiều thanh kim loại song song, bộ phận này thường được gọi là rotor lồng sóc.

Nguyên lý vận hành của motor điện 3 pha cũng tương tự như động cơ điện xoay chiều. Khi ta mắc động cơ vào 1 mạng điện ba pha, từ trường quay do stator tạo nên sẽ làm cho rotor quay trên trục. Chuyển động quay của rotor được trục máy truyền ra bên ngoài và được sử dụng để vận hành những máy công cụ hay các cơ cấu chuyển động khác.

Nguyên nhân làm cho motor bị cháy

Nguyên nhân motor điện 3 pha không chạy - motor bị cháy
Nguyên nhân motor điện 3 pha không chạy – motor bị cháy

Hiện tượng motor điện 3 pha bị cháy trong quá trình sử dụng là 1 hiện tượng mà khá nhiều người gặp phải và một vài nguyên nhân khiến motor bị cháy phổ biến đó là:

– Motor điện 3 pha bị cháy do nguồn cấp điện 3 pha khi đi vào motor thì bị mất đi 1 pha dẫn đến việc quá dòng 2 pha còn lại từ đó dẫn đến sự quá nhiệt cục bộ và làm cho motor bị cháy.

– Motor điện 3 pha bị cháy do quá dòng vì điện áp của nguồn điện không được ổn định, khi điện áp quá cao hay quá thấp như thế dẫn đến việc cường độ dòng điện tăng cao gây quá dòng và cháy motor bị cháy.

– Nhiệt độ của môi trường làm việc motor quá cao, motor bị đóng nhiều bụi bặm làm cho nó không tỏa nhiệt được.

– Motor điện 3 pha bị quá tải kéo dài.

– Motor đã bị hư các gối trục phát nóng, bởi vì motor đã bị thiếu mỡ bò hoặc dầu nhớt bôi trơn dẫn đến việc các bộ phận bị mài mòn nhiều làm cho khe hở giữa các mặt ma sát tăng cao từ đó dẫn đến việc cọ sát giữa Stator và Rotor tạo nên những vết xướt bóng gây cháy motor.

– Bụi bặm hoặc hơi nước, hóa chất thẩm thấu vào chất cách điện làm cho phóng điện một chỗ dẫn đến việc motor bị cháy có chỗ thì bị nổ dây hay nám đen xung quanh.

Cách để bạn kiểm tra motor điện 3 pha bị cháy

Kiểm tra xem cầu chì: Khi nguồn điện áp không ổn định hay bị quá tải sẽ làm đứt cầu chì của motor, vì vậy khi motor bị cháy bạn hãy kiểm tra cầu chì xem nó có bị bứt ra hay không. Nếu có thì bạn nên thay cầu chì mới cho motor để nó hoạt động trở lại bình thường.

Kiểm tra xem chổi than: Với motor có xài chổi than, bạn hãy tiến hành kiểm tra hoạt động của chổi than xem nó có đang hoạt động không hay có bị ăn mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng không. Nếu chổi than không hoạt động bạn cần thay thế bằng chổi mới để khắc phục lỗi này.

Kiểm tra xem nguồn điện: Tiến hành kiểm tra dây dẫn và phích cắm điện xem đoạn dây có bị đứt hay cháy để thay mới, dây cắm lỏng thì hãy cắm lại để tăng độ tiếp xúc cho bề mặt giúp motor hoạt động tốt hơn.

Dòng điện không được ổn định: Nguồn điện bị tăng cao hay xuống thấp đột ngột sẽ khiến motor hoạt động không được ổn định dẫn đến việc hư hỏng. Bạn hãy dùng đồng hồ vạn năng hoặc đồng hồ đo điện và ampe kế để kiểm tra lẫn khắc phục lỗi của nguồn điện và tiếp tục sử dụng motor.

Quan sát xem Stator: Nếu thấy những vết xướt bóng do Rotor quay, ma sát tạo ra thì nghĩa là ổ góp đã bị hỏng và mòn. Bạn cần thay ổ góp mới để cho motor có thể hoạt động trở lại.

Nếu bạn đã thực hiện kiểm tra những chi tiết trên nhưng thấy có dấu hiệu bất thường thì điều này cho thấy rằng motor của bạn đã bị hỏng hay đã bị cháy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.