Hộp số vô cấp cvt là thuật ngữ được dùng để chỉ bộ phận có nhiệm vụ thay đổi tỷ số tốc độ giữa động cơ và cầu chủ động. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hộp số vô cấp cvt nhé!
Hộp vô cấp CVT được định nghĩa như thế nào?
Hộp số CVT là từ viết tắt của Continuously Variable Transmission, hay còn gọi là hộp số biến thiên vô cấp. Ngày nay, loại hộp số vô cấp này ngày càng xuất hiện nhiều trên các mẫu xe ô tô mới, chủ yếu là ở những dòng xe cỡ nhỏ có giá rẻ. Điển hình như nhiều sản phẩm xe của các thương hiệu ô tô nổi tiếng trên thế giới hiện nay như Honda, Audi, Nissan hay GM,…đều đã được áp dụng hộp số vô cấp CVT này vào sản phẩm của họ.
Cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của hộp vô cấp CVT
Loại hộp số vô cấp này có 3 bộ phận tương tự như các loại hộp số khác gồm có: một hệ thống puli (ròng rọc) gồm puli đầu vào được gắn với trục quay của động cơ, puli đầu ra dẫn đến bánh xe và dây đai truyền bằng cao su hoặc kim loại có một công suất cao. Điểm đặc biệt của hộp vô cấp CVT này là vì nó không có các cấp số nên việc hoạt động của nó cũng đơn giản hơn các loại hộp số khác có cả một hệ thống “bánh răng, phanh, ly hợp” rất nhiều.
Theo như nghiên cứu, hộp vô cấp CVT có bộ vi xử lý và các cảm biến với chức năng theo dõi và điều khiển nhưng 3 nhân tố chính trên vẫn là yếu tố quan trọng để mà hộp số vận hành được.
Cụ thể, cả 2 puli đầu vào – đầu ra đều được tạo thành bởi hai khối hình nón nghiêng 20 độ, đặt đối diện với nhau. Bên trong rãnh giữa hai khối hình nón này sẽ có một dây đai chạy và khoảng cách giữa chúng có thể được thay đổi.
Khi hai hình khối tách xa nhau, thì dây đai ngập sâu vào bên trong rãnh và bán kính của dây đai quấn quanh puli cũng sẽ giảm đi. Ngược lại, khi chúng ở gần với nhau thì bán kính dây đai sẽ tăng lên. Để tạo ra một lực cần thiết thay đổi khoảng cách giữa hai khối hình nón, CVT có thể sử dụng áp suất thuỷ lực hoặc sử dụng lò xo.
Hệ puli và dây đai có đường kính thay đổi thường sẽ bắt cặp đi với nhau. Đối với puli đầu vào (hay còn được gọi là puli chủ động) được nối với trục quay của động cơ, tiếp nhận năng lượng trực tiếp từ động cơ để đưa vào hộp số. Còn puli đầu ra ( hay còn được gọi là puli bị động) được nối với puli đầu vào và truyền momen xoắn đến trục truyền động dẫn đến bánh xe.
Khoảng cách giữa trục puli với điểm quấn của dây đai thường được gọi là bán kính quay và từ tỷ số bán kính quay của puli chủ động và puli bị động sẽ xác lập ra “số” của hộp số. Khi bán kính của hệ puli này thay đổi giúp cho tỷ số truyền được thay đổi một cách liên tục. Chính vì vậy mà hộp vô cấp CVT không có hộp số cố định và nó có thể chạy ở bất cứ thời điểm nào hay với bất kì loại động cơ và tốc độ nào của xe.
Hộp số vô cấp CVT có những ưu điểm gì?
- Tạo được cho người dùng cảm giác mượt mà, êm ái, loại bỏ hiện tượng giật – shock khi sang số nhờ dải tỷ số truyền biến thiên một cách liên tục.
- Giảm tiếng ồn của động cơ, giúp người sử dụng bớt căng thẳng khi lái xe nếu hộp vô cấp CVT được thiết lập phù hợp.
- Khả năng kiểm soát tốt nguồn nhiên liệu giúp tiết kiệm mức độ tiêu thụ nhiên liệu và giảm lượng khí thải ra bên ngoài môi trường tốt hơn nhờ việc động cơ luôn được hoạt động ở tốc độ vòng quay tối ưu.
- Thích ứng tốt với sự thay đổi trạng thái đột ngột, như việc tăng hay giảm ga và vận tốc nên không còn xảy ra tình trạng “đuối” số khi xe giảm tốc, đặc biệt là lúc lên dốc.
- Tăng tốc nhanh và giảm hơn thất thoát lực so với hộp số tự động thông thường.
- Cấu trúc và có thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, vận hành đơn giản, ít gặp lỗi trong quá trình sử dụng.
- Chi phí sản xuất ít rẻ nhờ vậy mà giúp giá thành sản phẩm hạ thấp hơn.
- Công việc sửa chữa đơn giản và chi phí rẻ.