Cùng tìm hiểu về động cơ điện không đồng bộ

Động cơ điện không đồng bộ

Động cơ điện một cái tên không còn gì là lạ tuy nhiên động cơ điện không đồng bộ thì lại khác. Đây là một trong những loại trong động cơ điện, tuy nhiên không phải ai cũng biết về nó. Bài viết sau chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loại động cơ điện không đồng bộ này nhé!

Khái niệm về động cơ điện không đồng bộ là gì?

Động cơ điện không đồng bộ
Động cơ điện không đồng bộ

Động cơ điện không đồng bộ là 1 máy điện xoay chiều, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, tốc độ rotor (ký hiệu là n) khác so với tốc độ từ trường quay trong máy (tức n1). Máy này làm việc ở 2 chế độ là động cơ và máy phát điện.

Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ gồm những gì ?

Cấu tạo động cơ điện

Động cơ điện không đồng bộ gồm 2 bộ phận chủ yếu stator và roto. Ngoài ra còn phần vỏ máy hay nắp máy và cả trục máy. Trục máy làm từ thép, có gắn roto và ổ bi, phía cuối của trục gắn 1 chiếc quạt gió làm mát cho máy dọc trục.

Stator

Stator gồm lõi thép và phần dây quấn, ngoài ra có bộ phận vỏ máy, nắp máy.

Lõi thép stator: Có hình trụ, làm từ những lá thép kỹ thuật điện, được dập rãnh ở bên trong, sau đó ghép lại để tạo các rãnh chạy theo hướng trục. Lõi thép được ép vào bên trong của vỏ máy.

Dây quấn stato là được làm từ dây đồng, được bọc 1 lớp cách điện và đặt ở trong các rãnh của phần lõi thép. Dòng điện xoay chiều 3 pha chạy trong dây quấn 3 pha stator thì tạo thành từ trường quay. Phần vỏ máy gồm thân và nắp, thường sẽ làm bằng nguyên liệu gang.

Roto

Bao gồm lõi thép và dây quấn, phần trục máy. Lõi thép roto bao gồm những lá thép kỹ thuật điện, được lấy từ phần bên trong lõi thép stator ghép lại với nhau, mặt ngoài thì dập rãnh để có thể đặt dây quấn, ở giữa được dập các lỗ để có thể lắp được trục.

Trục của máy điện không đồng bộ được từ nguyên liệu thép và phía trên có gắn lõi thép roto. Dây quấn rotor của máy điện không đồng bộ có 2 kiểu là: roto lồng sóc và roto dây quấn.

Rotor lồng sóc: Gồm những thanh đồng hay những thanh nhôm đặt trong rãnh và bị ngắn mạch do 2 vành ngắn mạch được thiết kế ở hai đầu. Với động cơ nhỏ, phần dây quấn roto được đúc nguyên khối, gồm các bộ phận như vành ngắn mạch và thanh dẫn, cánh tản nhiệt, cả cánh quạt làm mát. Các động cơ không đồng bộ có công suất trên 100kư thì có thanh dẫn làm từ đồng đặt vào giữa những rãnh roto rồi gắn chặt vào phần vành ngắn mạch.

Rotor dây quấn: Được quấn tương tự như dây quấn 3 pha stator và có cùng số cực từ giống với dây quấn stato. Dây quấn kiểu này thường được đấu thành hình sao (Y), có 3 đầu ra được đấu vào 3 vành trượt.

Tiếp đó, các phần trên được gắn vào trục quay của rotor nhưng lại cách điện với trục. Ba chổi than đặt cố định nhưng luôn tỳ lên trên vành trượt với mục đích dẫn điện vào 1 biến trở cũng nối hình sao nằm ở phía bên ngoài động cơ để tiến hành khởi động hay điều chỉnh tốc độ.

Ứng dụng của động cơ điện không đồng bộ

ứng dụng động cơ điện không đồng bộ

Hiện nay, máy phát điện đang được ứng dụng rất nhiều, rộng rãi và đem lại hiệu quả làm việc cao nhất đó là động cơ máy phát điện xoay chiều.

Nếu như máy phát điện không đồng bộ không được “ưa chuộng” nhiệt tình thì động cơ không đồng bộ lại được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống. Bộ phận này được ưa thích như thế vì nó chế tạo đơn giản, giá thành sản phẩm lại thấp, cách vận hành cũng như bảo trì đơn giản mà hiệu suất làm việc lại cao. Chính những sự tiện lợi và những tính năng tuyệt vời đó mà động cơ không đồng bộ 3 pha đem lại sự tin cậy cao cho đông đảo khách hàng sử dụng hiện nay.

Bên cạnh đó, động cơ không đồng bộ còn đáp ứng được tối đa các yêu cầu về điều chỉnh tốc độ. Nhờ dãy công suất của chúng được dàn trải khá rộng, khoảng cách từ vài KW đến hàng nghàn KW nên hiện nay ở trên thị trường khách hàng lựa chọn sử dụng hầu hết là loại động cơ 3 pha, chỉ có một số dòng máy động cơ 1 pha là có công suất động cơ nhỏ.

Xem thêm:

Motor điện 3 pha

Motor điện 1 pha

Giảm tốc 1 pha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.