Lựa chọn mua motor giảm tốc sao cho phù hợp?

Ứng dụng motor giảm tốc

Motor giảm tốcHay còn gọi là động cơ giảm tốc là mô tơ được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp. Tuy nhiên ở một số vùng miền còn gọi loại mô tơ này là động cơ hộp số hoặc motor hộp số. Mô tơ giảm tốc có sức mạnh khỏe hơn motor thường nhiều lần, giúp thay sức con người trong rất nhiều ứng dụng từ đời sống cho đến trong sản xuất.

Giới thiệu về motor giảm tốc

Motor giảm tốc
Motor giảm tốc

Motor giảm tốc hay còn gọi là động cơ hộp số là một trong những thành phần quan trọng được ứng dụng trong hầu hết các máy móc, thiết bị liên quan đến việc giảm vận tốc. Ngày nay, có rất nhiều máy móc, thiết bị đều sử dụng đến loại mô tơ này, bởi vì nó sẽ giúp cho tốc độ chạy của máy móc được quản lý một cách tốt nhất theo yêu cầu của người tiêu dùng, nhằm đáp ứng cho các nhu cầu công việc hiện tại của người sử dụng sản phẩm.

Nguyên tắc vận hành của motor giảm tốc

Động cơ hộp số làm việc theo nguyên tắc nhất quán như sau: Khi muốn số vòng quay của trục ra motor giảm tốc nhỏ, ngoài việc lắp đặt thêm hộp số giảm tốc lên mô tơ điện, bạn có thể thay đổi số vòng quay trục ra một cách linh hoạt, dễ dàng hơn.

Ngoài ra, còn một yếu tố nữa đó là momen xoắn, việc chế tạo một mô tơ điện có mô men xoắn và số vòng quay theo ý muốn là việc rất khó. Motor giảm tốc làm việc nhờ nguồn điện cung cấp. Mô tơ sử dụng năng lượng điện chuyển hóa thành năng lượng cơ học để vận hành các loại máy móc và thiết bị như băng chuyền, cẩu trục, máy bơm nước, quạt điện… Do đó, người ta gọi đây là tỷ số truyền, với mô men xoắn tỉ lệ nghịch với số vòng quay.

Ứng dụng motor giảm tốc
Ứng dụng motor giảm tốc

Ứng dụng mô tơ giảm tốc gồm những gì?

Hiện nay, motor giảm tốc được sử dụng đa dạng và phổ biến trong nhiều loại dây chuyền, máy móc sản xuất công nghiệp:

  • Ứng dụng làm máy chế biến hạt điều, trên băng chuyền của lò nung gạch, gắn nhông xích,…
  • Sử dụng cho máy cán, máy ép để làm giảm tốc độ của mô tơ.
  • Ngoài ra, hộp số giảm tốc còn được gắn với máy khuấy, máy hàn dùng để nối phanh thuỷ lực,…

Tham khảo cách lựa chọn motor giảm tốc

Làm sao để lựa chọn motor giảm tốc một cách chính xác nhất? Hãy đọc một vài chỉ dẫn dưới đây để có sự lựa chọn chính xác nhé!

  • Lựa chọn motor giảm tốc theo định mức ampe cho phép

Mỗi một motor điện giảm tốc sẽ có một công suất riêng cho ra một ampe định mức cụ thể phụ thuộc vào công suất mô tơ và tốc độ vòng tua của động cơ. Loại động cơ điện giảm tốc thường được ứng dụng là loại 85%-90% ampe định mức cho phép.

  • Lựa chọn motor giảm tốc theo nhu cầu người sử dụng

Mô tơ giảm tốc có 2 loại được dùng phổ biến là 3 pha và 1 pha. Tuỳ vào mục đích của người sử dụng mà bạn lựa chọn loại động cơ cho phù hợp. Mô tơ 1 pha sử dụng điện dân dụng 220V, thường được dùng trong các xưởng không có sử dụng điện công nghiệp, sản xuất nhỏ, máy bẻ đai, dùng có máy nén khí, máy rửa xe,máy quay thịt, máy làm chả, máy thở oxy cho thuỷ hải sản, máy bơm nước tăng áp,..… Mô tơ 3 pha chuyên dùng điện áp 220/380V với động cơ có công suất dưới 3.7kW và điện áp 380/660V với mô tơ có công suất từ 4.0kW trở lên. Loại mô tơ này thường được dùng trong các ngành công nghiệp như ép gỗ, quạt công nghiệp, cán thép, motor kéo, nghiền đá, chế tạo máy, máy bơm nước ly tâm, đầm rung sàn cát, bơm đẩy áp, bê tông…

Tham khảo motor giảm tốc
Tham khảo motor giảm tốc
  • Lựa chọn mô tơ giảm tốc theo hãng sản xuất

Mô tơ điện giảm tốc hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất nổi tiếng khác nhau như:

Hãng sản xuất của Nhật: Hitachi, mitsubishi, Toshiba, ABB …

Hãng sản xuất Trung Quốc: Jumar, TTT, Parma, Julong…

Hãng sản xuất Đài Loan: Wansin, Teco, Liming…

Hãng sản xuất Việt Nam: Toàn Phát, Việt Hưng, Hồng Ký…

Thông thường, các hãng mô tơ giảm tốc của Đài Loan và Trung Quốc có giá thành tương đối rẻ, phù hợp với đại đa thị yế của khách hàng. Tuy giá thành rẻ hơn các hãng mô tơ khác nhưng chất lượng của các sản phẩm này cũng rất tốt, có thể xem là ngang hàng với các hãng còn lại cùng với chế độ bảo hành dài hạn. Nếu bạn muốn sử dụng mô tơ giảm tốc của các thương hiệu nổi tiếng sản xuất của Nhật thì giá thành thường cao hơn nhưng an tâm về chất lượng và độ bền của sản phẩm.